Ở bài viết này mình sẽ chia sẻ về toán tử trong python. Các toán tử gán, toán học, so sánh, logic, toán tử biwter, membership, identify có ví dụ cụ thể.
Toán tử là gì? Bạn chỉ cần hiểu đó là những cú pháp, lệnh . . . thao tác với biến hoặc giữa các biến với nhau. Tùy vào mục đích và yêu cầu của thuật toán, bạn sẽ sử dụng toán tử cho phù hợp.
Mục lục bài viết
1.Toán tử số học
Toán tử số học (Arithmetic Operators) là các toán tử thao tác với các biến kiểu dữ liệu số. Thực chất nó là các phép toán cộng trừ, nhân, chia, chia dư. . . nhưng được biểu diễn dưới dạng ngôn ngữ lập trình. Loại toán tử này thường được sử dụng nhiều nhất khi lập trinh Python !
Toán tử | Ý nghĩa | Ví dụ (a=7, b=2) |
+ | Phép cộng | a + b = 9 |
– | Phép trừ | a – b = 5 |
* | Phép nhân | a * b = 14 |
/ | Phép chia | a / b = 3.5 |
% | Chia lấy dư | a % b = 1 |
// | Chia và làm tròn xuống | a // b = 3 |
** | Số mũ lũy thừa | a**b = 7^2 |
Nhìn chung, các toán tử toán học của Python cơ bản giống với ngôn ngữ C++
2. Toán tử gán
Toán tử gán (Assignment Operators) được sử dụng khi bạn muốn gán giá trị, thay đổi giá trị của biến bằng một giá trị khác. Toán tử này cũng là phần rất quan trọng, tránh nhầm lẫn nhé!
Toán tử | Ý nghĩa | Ví dụ (a=7, b=2) |
= | Bằng | a = b kết quá: a=2 |
+= | Cộng và gán | a+=4 kết quả: a=11 |
-= | Trừ và gán | a-=4 kết quả : a=3 |
*= | Nhân và gán | a*=4 kết quả: a= 28 |
/= | Chia và gán | a/=2 kết quả: a=3.5 |
//= | Chia làm tròn xuống và gán | a//=2 kết quả: a=3 |
%= | Chia lấy dư và gán | a%= 2 kết quả a=1 |
**= | Lấy mũ và gán | a**=2 kết quả: a=7^2=49 |
<<= | Nhân 2 lần và gán | a<<=b tương đương với a = a*b*b |
>>= | chia hai lần và gán | a>>=b tương đương a = a/b/b |
Chú ý: Trong Python không có toán tử ” + + ” như các ngôn ngữ khác. Nếu bạn muốn tăng biến a thêm 1 đơn vị phải viết là: a+= 1

3. Toán tử so sánh
Hay còn được gọi là toán từ quan hệ ( Comparison (Relational) Operators) là toán tử quan trọng trong Python. Toán tử trả về giá trị kiểu Boolean True – False. Được dùng để so sánh các biến với nhau hoặc so sánh điều kiện thỏa mãn nào đó trong thuật toán. Ngoài ra còn được dùng để phủ định hay khẳng định một điều kiện nào đó. Toán từ này thường sử dụng trong câu lệnh điều kiện if, điều kiện bắt đầu, kết thúc của vòng lặp.
Toán tử | Ý nghĩa | Ví dụ (a=7, b=2) |
> | lớn hơn | a > b kết quả: True |
>= | Lớn hơn hoặc bằng | a>=b True |
< | nhỏ hơn | a< b kết quả False |
<= | Nhỏ hơn hoặc bằng | a<=b False |
== | Bằng | a==b Kết quả: False |
!= | Khác | a!=b True |
4. Toán tử logic – Logical Operators
Toán tử Logic của ngôn ngữ Python được sử dụng với mục đích liên kết các điều kiện nào đó. Cách dùng chúng tương tự với ngôn ngữ lập trinh C/C++. Tuy nhiên có một chút khác biệt trong cách diễn đạt cú pháp.
Có tổng cộng 3 toán tử logic, mình sẽ so sánh cụ thể với ngôn ngữ C++ để bạn hiểu rõ hơn nhé!
Toán tử Logic C++ | Toán tử Logic Python | Ý nghĩa |
&& | and | HOẶC Phải thỏa mãn cả hai điều kiện sai một trong hai cũng là sai True nếu đúng, False nếu sai |
| | | or | VÀ Thỏa mãn điều kiện 1 hoặc thỏa mãn điều kiện số 2 Thì trả về True, ngược lại False |
! | not | NOT Nếu không đúng với điều kiện Thì trả về True Ngược lại trả về False |
Tuy chỉ có 3 toán tử, nhưng số lần bạn phải sử dụng nó thì nhiều không đếm suể đấy. Hãy luyện tập để nắm vững 3 toán tử đặc biệt này.

5. Toán tử biwter – Bitwise Operators
Toán tử Biwter trong Python, một cái tên hơi khó nhớ một chút. Đây là toán tử thao tác với bit. Python là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong Machine Learning – trí tuệ nhân tạo. Chính vì vậy việc thao tác với bit rất quan trọng.
Ví dụ: mình lấy a = 7, b =10 dạng nhị phân của chúng lần lượt là: 00000111 và 00001010
Toán tử | Ý nghĩa | Ví dụ |
& | Sao chép bit 1 giống nhau của hai số hạng nếu khác trả về 0 | a & b kết quả 00000010 (2) Giải thích: sao chép bit số 7 của a và b giống nhau |
| | Sao chép bit 1 tồn tại ở hai số hạng | a | b kết quả: 00001111 (15) |
^ | Sao chép bit 1 nếu bit tồn tại chỉ một trong hai số hạng | a ^ b kết quả: 00001101 (13) Giải thích, chỉ lấy bit 1 nếu a có, b không có và ngược lại |
~ | Đảo ngôi, bit 1 thành 0, bit 0 thành 1 | ~a kết quả: 11111000 (-7 ) |
>> | Dịch phải số bit được định nghĩa bởi toán hạng phải | a>>2 kết quả: 00000001 (1) Giải thích: dịch bit của a sang phải hai đơn vị |
<< | Dịch trái số bit| được định nghĩa bở toán hạng phải | a<<2 kết quả: 00011100 ( 28 ) |
Toán tử Biwter hơi khó hiểu một chút, tham khảo kĩ ví dụ là sẽ hình dung ra nhé!
6. Toán tử Indentity
Toán tử xác thực (Indentity Operators) là toán tử sử dụng để kiểm tra hai biến có bằng nhau hay không (ở đây có thể là biến khác biến toán học). Toán tử này sẽ trả về giá trị Boolean True hoặc False.
Toán tử | Ý nghĩa | Ví dụ (a=7, b=2) |
is | bằng nhau, cùng trỏ đến 1 giá trị | a is b Kết quả: False |
not is | khác nhau, không trỏ đến cùng giá trị | a is not b Kết quả: True |
Toán tử này với kinh nghiệm của mình ít được sử dụng hơn cả. Tuy nhiên dùng để xử lý chuỗi thì tuyệt vời!
7. Toán tử quan hệ ( Membership Operators )
Toán tử quan hệ ( Membership ) trong Python được sử dụng trong trường hợp bạn muốn kiểm tra biến này có nằm trong biến kia hay không. Thường được áp dụng để kiểm tra một biến với một list, mảng, dict, tuple . . . Toán tử này cũng trả về dạng Boolean True False
Mính sẽ lấy ví dụ a = 24 và b là một list. b= [1, 2, 3, 4, 5, 6]
Toán tử | Ý nghĩa | Ví dụ |
in | Trong, có trong | a in b Kết quả: False |
not in | không trong, không thuộc | a not in b Kết quả: True |
Tổng kết
Các toán tử Python nhìn chung là giống với các ngôn ngữ lập trình khác, chỉ khác về mặt cú pháp là chính. Duy chỉ có toán tử Biwter là có khác một chút. Hãy luyện tập nhiều để biết cách vận dụng các toán tử cho phù hợp vào bài toán thực tế nhé!
Xem bài tiếp theo Bài 8: Các kiểu dữ liệu trong Python
Xem lại bài 6: Biến trong Python- Khai báo biến
Nếu bạn chưa cài Python 3 về máy tính thì tải ở đây!