Môi trường là gì? Cách cài đặt môi trường lập trình Python và một số IDE lập trình Python là nội dung của bài số 2 này.
Mục lục bài viết
1. Giới thiệu về môi trường lập trình Python
Môi trường là một nền tảng để giúp bạn thực hiện lập trình, nó tích hợp trình biên dịch và có thể thực hiện chạy chương trình mà bạn viết ra trên đó. (mình hiểu nôm na nó như vậy, chi tiết thì google search nhé !
1.1 Môi trường do trang chủ Python cung cấp
Môi trường lập trình do trang chủ Python cung cấp là trình biên dịch để bạn có thể thực hiện chạy chương trình của mình. Nó được đăng tải ở web python.org.
Ưu điểm của môi trường này là tính tương thich cao, đơn giản và dễ dàng cài đặt.
Nhược điểm, import nhiều thư viện Python không được hỗ trợ và khó cài đặt (Array, Pandas . . .)
Thể thực hiện lập trình chúng ta vẫn cần một phần mềm thứ 3 (Text Editor) để viết mã code.
1.2 Các IDE lập trình
IDE là trình soạn thảo và biên dịch ngôn ngữ, các IDE thường hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình, nhiều thư viện. Nó dễ dàng hơn trong việc Debug, Built (gỡ lỗi và chạy chương trình), xây dựng một project hoàn chỉnh
Có rất nhiều IDE hỗ trợ việc học và lập trình Python, nhưng phổ biến phải kể đến:
- Visual studio (cái này nổi tiếng và nhiều người dùng nhất, thường dùng để xây dựng Project hoàn chỉnh)
- Anaconda – Jupyter notebook (cái này thích hợp cho người mới bắt đầu nhất)
Bên cạnh đó còn có rất nhiều IDE khác mà mình chưa thể nắm bắt hết được.
1.3 Text editor và IDE khác nhau ở điểm nào?
Nội dung bài viết có vẻ liên quan đến Text Editor và IDE nên tiện mình cũng chia sẻ luôn.
Text Editor là trình soạn thảo không có khả năng chạy chương trình, các tính năng Built, Debug. . ., Text Editor thường hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ, giúp việc viết các mã code trở nên dễ dàng hơn. Các Text Editor kể đến như: Notepad ++, Sublime Text, Visual Studio Code . . .
IDE là trình soạn thảo và biên dịch, tức là nó vừa có thể biên soạn, vừa Debug, Built xây dựng Project hoàn chỉnh. IDE thường nặng hơn nhiều lần so với Text Editor
Tùy từng trường hợp mà chúng ta chọn IDE hay Text Editor để sử dụng, mỗi thứ có điểm mạnh riêng khác nhau.
2. Hướng dẫn cài đặt môi trường Python
2.1 Các bước cài đặt
Đây quan trọng nhất của bài viết. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt môi trường Python được cung cấp từ trang web của nhà phát hành (giới thiệu ở 1.1)
Chúng ta sẽ cài đặt môi trường Python 3 ở bản cập nhật mới nhất. Đừng quan tâm ở bài viết này mình hướng dẫn bản Python nào, cứ chọn bản mới nhất nhé. Cách cài đặt không thay đổi.
Các bạn truy cập vào liên kết dưới đây để tài về file cài đặt:
https://www.python.org/downloads/
Các bạn có thể click trực tiếp như hình hoặc chọn file thích hợp để cài đặt ở phía dưới, có full 32bit hoặc 64bit.

Sau khi tải về file cài đặt có dạng sau:

Click chuột phải chọn Run as Administrator
Một bảng chọn hiện lên các bạn chọn vào Add Python 3.* PATH sau đó chọn Install Now

Sau khi thực hiện thao tác trên, các bạn chờ 1 xíu để quá trình cài đặt hoàn tất.

Khi cài đặt hoàn tất sẽ có bảng giao diện sau:

2.2 Kiểm tra quá trình cài đặt
Sau khi cài đặt, bạn cần phải kiểm tra xem nó có thành công hay không, rất đơn giản, hãy thực hiện các bước sau:
B1: Mở hộp thoại Run (trong thanh tìm kiếm windows, gõ run là ra nhé)
B2: Gõ cmd sau đó nhấn Enter

B3: Cửa sổ CMD xuất hiện, các bạn gõ lệnh python

Nếu xuất hiện giao diện như sau tức là bạn đã cài đặt thành công:

Như vậy là đã cài đặt thành công môi trường Python rồi nhé :))
2.3 Hướng dẫn cài đặt một số IDE giúp học Python
Hướng dẫn cài Sublime Text 3
Hướng dẫn cài Visual Studio 2019
Hướng dẫn cài Anaconda – Jupyter Notebook
Hết Bài 2
Các bạn nhớ xem bài viết tiếp theo trong list bài học ngôn ngữ Python của mình nhé!
Xem lại Bài 1: Giới thiệu về ngôn ngữ Python
Xem tiếp Bài 3: Chương trình Python đầu tiên
Mọi vướng mắc trong quá trình cài đặt, hay có thắc mắc gì cần giải đáp, bạn đọc comment trực tiếp xuống dưới bài viết để được hỗ trợ.